Theo đó, các Sở GTVT cần xử lý nghiêm vi phạm liên quan đến kết cấu hạ tầng giao thông và hành lang an toàn giao thông đường bộ; thi công xây dựng trên đường đang khai thác.
Các Sở GTVT cần chấn chỉnh các chủ đầu tư, nhà thầu thi công không thực hiện đầy đủ biển báo hiệu, cọc tiêu, rào chắn, đèn tín hiệu ban đêm, chỉ dẫn giao thông. Tổng cục đường bộ Việt Nam đề nghị các Sở GTVT xây dựng phương án, chuẩn bị vật tư, phương tiện thiết bị và bố trí cán bộ, lãnh đạo thường trực để thực hiện công tác đảm bảo giao thông, khắc phục kịp thời hư hỏng công trình đường bộ và tại các điểm hay xảy ra ùn tắc giao thông, đèo dốc.
Tổng cục đường bộ Việt Nam cũng yêu cầu các Sở GTVT tổ chức trực và công khai thông tin đường dây nóng để tiếp nhận và kịp thời xử lý các thông tin về vận tải, tai nạn giao thông nghiêm trọng, sự cố cầu đường, ùn tắc giao thông trong mùa mưa bão; thực hiện chế độbáo cáo định kỳ, đột xuất về Tổng cục đường bộ Việt Nam, đồng thời báo cáo Ủy ban an toàn giao thông quốc gia và BộGTVT theo quy định. Khi có tai nạn giao thông nghiêm trọng, ùn tắc xảy ra, kịp thời báo cáo về Tổng cục đường bộ thông qua đường dây nóng.
“Các Sở GTVT cần chỉ đạo các nhà thầu bảo dưỡng thường xuyên, sửa chữa định kỳkhơi thông cống rãnh, bạt lề, đào, tạo rãnh xương cáthu nước mặt đường ra rãnh dọc. Đối với các vị trí cần xây dựng rãnh, sửa chữa cống cần khẩn trương thực hiện ngay để đảm bảo an toàn giao thông trong mùa mưa bão sắp tới”, tổng cục yêu cầu.
Tổng cục đường bộ Việt Nam cũng đề nghị Cục quản lý đường bộ, SởGTVT, các nhà đầu tư, doanh nghiệp BOT và các tổng công ty được Nhà nước giao là cơ quan quản lý đường bộ, chủ sởhữu hoặc người quản lý, sử dụng công trình đường bộvà các ban quản lý dự án thực hiện các biện pháp chủ động ngăn ngừa, xử lý kịp thời công trình hư hỏng, xuống cấp, có dấu hiệu nguy hiểm, không bảo đảm an toàn cho khai thác sử dụng trong điều kiện mùa mưa, bão, lũ lụt.
Cụ thể, triển khai ngay việc kiểm tra, đánh giátình trạng các cầu, cống theo TCCS 07:2013 và các quy định hiện hành. Kiểm tra đánh giátình trạng của mố, trụ cầu phao; công trình bến, kè của bến phà, đường dẫn lên cầu phao; kiểm tra tình trạng làm việc của các phà, poton, trụ tựa, khu neo đậu phà; các nhịp cầu phao; kiểm tra kết cấu khác; kiểm tra công tác an toàn giao thông, trang bị cứu hộ. Rà soát, tổ chức sửa chữa kịp thời các ổ gà, lún võng quá25 mm, các vị trí gồ ghề xuất hiện trên đường, các hư hỏng được xác định từ mức (M) của TCCS 07:2013 trở lên; hoặc hư hỏng ởmức nặng, nghiêm trọng trong TCN 211-06 (tiêu chuẩn thiết kế áo đường mềm). Đối với phần nền đường cần đắp bù phụ nền đường bị lún sụt, lề đường trũng thấp hoặc bạt lề khi cao hơn mặt đường.
Bên cạnh đó, tăng cường công tác quản lý, bảo trì kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ; triển khai công tác quản lý và phạm vi công việc bảo dưỡng thường xuyên, trong đó ưu tiên trọng tâm: quét dọn vệ sinh trên mặt đường, mặt cầu, dặm vá ổ gà, sửa chữa khe co giãn hư hỏng, xử lý hằn lún vệt bánh xe, bạt lề; khơi thông rãnh, cống thoát nước; cắt cây, cỏ không để ảnh hưởng đến tầm nhìn xe chạy, không gây nguy cơ gãy đổ vào lòng, lề đường, không che biển báo, cột tiêu, cột km, không cản trở dòng chảy…